Bước vào độ tuổi trung niên, làn da của chị em luôn có những biến đổi không ngừng cả về màu sắc, cấu trúc lẫn khả năng chống chịu trước các yếu tố bên ngoài. Để biết rõ hơn về lý do tại sao da mặt bị nám và các mức độ nám da, mời các bạn cùng tham khảo qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Các mức độ nám da ở chị em phụ nữ
Sự gia tăng đột biến các hắc tố melanin chính là yêu tố hình thành nên các mảng da sậm màu hơn, tập trung không đồng đều và mỗi trường hợp lại có mức độ nám khác nhau, cụ thể như sau:
Mức độ 1: Các vết nám nhỏ, màu nhạt, nằm ở lớp thượng bì – lớp ngoài cùng của tế bào và còn dễ điều trị.
Mức độ 2: Nám hình thành từng mảng, có màu sẫm, xám với kích thước to xuất hiện riêng biệt, xuất hiện chủ yếu ở hai bên má, trán, cằm, chân nám nằm ở hạ bì và khó điều trị.
Mức độ 3: Đây là loại nám hỗn hợp, kết hợp của cả hai mức độ trên, nám vừa có ở lớp thượng bì vừa ở lớp hạ bì, khó điều trị, tốn thời gian và tiền bạc.
Điểm danh những nguyên nhân chính gây nám và tàn nhang trên da mặt
Theo nhiều nghiên cứu, nám da có thể hình thành do một số nguyên nhân chính dưới đây:
Di truyền
Nám da là một loại bệnh da liễu có thể di truyền từ thế hệ trước. Do đó, nếu cha mẹ, ông bà của bạn bị nám da thì khả năng bị nám da cũng khá lớn. Nám da do di truyền thường khó điều trị hơn với các trường hợp nám do nguyên nhân khác và bạn cần phải nhờ đến các biện pháp chuyên sâu từ bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu.
Rối loạn nội tiết tố
Thời kỳ sau khi sinh em bé và giai đoạn mãn kinh chính là hai giai đoạn mà nội tiết tố nữ Estrogen bị rối loạn nhiều nhất. Đây cũng chính là nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến sắc tố melanin, hình thành nên nám và tàn nhang ở chị em phụ nữ. Ở độ tuổi này nếu không áp dụng các cách trị nám tại nhà hoặc dùng kem đặc trị sẽ khiến cho tình trạng nám da càng trầm trọng và khó chữa hơn.
Làm việc với máy tính trong thời gian dài
Những bạn gái văn phòng, thường xuyên phải làm việc với máy vi tính cũng có nguy cơ bị nám rất cao. Lý giải cho vấn đề này, các chuyên gia cho rằng do các tia bức xạ từ máy tính có thể tác động trực tiếp lên da làm da bị sạm đen, sần sùi và thô ráp. Ngoài ra, những tia bức xạ này cũng sẽ phá vỡ cấu trúc collagen làm cho da mặt bị tổn thương, nhanh lão hóa và không thể tự bảo vệ các tia độc hại khi bị ánh nắng mặt trời chiếu vào.
Tẩy lông liên tục
Nếu bạn có thói quen tẩy lông ở da mặt, mép, cằn bằng bằng wax lông, sáp bôi hoặc dao cạo bạn cũng có thể bị nám da do làm mất đi lớp bảo vệ bên ngoài, khiến da mỏng hơn. Khi các hóa chất, ánh nắng mặt trời tiếp xúc lên da sẽ khiến cho da bị xâm hại và chuyển sang sẫm màu, gây nám, tàn nhang cũng như làm to lỗ chân lông.
Ánh nắng mặt trời
Đây chính là một nguyên nhân chính khiến cho làn da của bạn bị nám, tàn nhang. Tia cực tím không chỉ phá vỡ cấu trúc da, làm cho da bị sần sùi mà còn kích thích sản sinh melanin và hình thành nên các dấu hiệu lão hóa như da bị xỉn màu, nếp nhăn, nám và tàn nhang.
Thậm chí, nếu bạn không sử dụng kem chống nắng và kem trị nám, tàn nhang ngay từ sớm còn kích thích sự phát triển của gốc tự do và gây ung thư da.
Thường xuyên mất ngủ hoặc thức đêm
Thức khuya là yếu tố làm cho sắc tố gây sẫm màu da melanin dưới da hoạt động ngày càng mạnh mẽ. Nếu thường xuyên thức khuya do công việc hay mất ngủ sẽ khiến làn da của bạn ngày càng sần sùi, sạm đen và dần dần hình thành nên các mảng nám, tàn nhang trên khuôn mặt của bạn.
Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể tìm đến các phương pháp trị nám bằng nguyên liệu tự nhiên hoặc cũng có thể tham khảo ý kiến chuyên gia da liễu để tìm cho mình được loại kem trị nám nào tốt để sử dụng và xua tan nỗi lo do nám.